Họa tiết trang trí Phật giáo đang dần trở thành một trong những xu hướng trang trí mang tính nghệ thuật phổ biến và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và có đủ kiến thức để ứng dụng hoạ tiết này trong trang trí. Trong bài viết này, hãy cùng Om Home tìm hiểu 3 lỗi thường gặp khi sử dụng họa tiết trang trí Phật giáo nhé!
Nội dung bài viết
1. Họa tiết trang trí Phật giáo là gì?
Chúng ta thường nghĩ về Phật giáo với góc nhìn về tôn giáo hay một nét đẹp văn hoá của các nước Châu Á với những kiệt tác về kiến trúc chùa chiền cùng những tài liệu được lưu truyền về các vị Phật phổ độ chúng sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng Phật giáo còn được biết đến là một loại hình nghệ thuật đặc biệt và có tính ứng dụng cao trong đời sống. Nghệ thuật Phật giáo là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau – nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và hội họa có liên quan đến Phật, Pháp và Tăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây 2.500 năm đã phát triển một hệ thống đồ tượng biểu trưng đa dạng và phức tạp. Nghệ thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, ngay sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni (≈563–483 TCN) viên tịch. Nói về nghệ thuật Phật giáo thì không chỉ xuyên suốt chiều dài lịch sử mà sự hưng thịnh của loại hình nghệ thuật này còn phải xét đến phương diện từng quốc gia. Tuy nhiên, trong bài viết này, Om sẽ chỉ nói đến một phần nhỏ trong nghệ thuật Phật giáo là hoạ tiết trang trí Phật giáo.
Ngày nay, không có nhiều người biết về nguồn gốc và ý nghĩa của các biểu tượng Phật giáo. Các hình ảnh, họa tiết Phật giáo nói chung và đặc biệt là Phật giáo Kim Cương thừa không bao giờ được người nghệ sĩ trình bày một cách ngẫu nhiên tùy hứng mà đều là thông điệp cát tường mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Từ khuôn mặt Phật Bản tôn hướng về bên phải hay bên trái, các thế ấn của Ngài, sự lựa chọn đồ vật trang trí, pháp khí, các loài linh thú cho đến màu sắc của một cánh sen đều nhằm tạo ra từ trường gia trì cát tường và thể hiện ý nghĩa Phật pháp riêng biệt cho hành giả và đại chúng.
Hoạ tiết trang trí Phật giáo hiểu đơn giản là việc ứng dụng nghệ thuật Phật giáo trong trang trí thông qua các biểu tượng, hình ảnh liên quan hoặc có nguồn gốc từ đạo Phật. Một trong những biểu tượng của Phật giáo được sử dụng phổ biển trong trang trí chính là hoa sen hay còn được gọi là liên hoa padma, kamala, puṇḍarīka) vì loài hoa này không để nước và chất bẩn bám vào lá nên được coi là biểu tượng của sự trong sạch và Phật tính trong mỗi chúng sinh. Hoa sen dưới dạng mãn khai hoặc dạng bán khai cũng là biểu tượng của sự hạ sinh của thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm.
Nếu tìm hiểu các biểu tượng cổ điển và phổ biến nhất của văn hóa Phật giáo phải kể đến tám tướng cát tường. Nguồn gốc của tám tướng này được tìm thấy trong những kinh điển cổ xưa của Ấn Độ và được cho là có mối liên hệ với Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của Đức Phật. Cụ thể:
- Dù lọng (Precious Umbrella): Tượng trưng cho đầu của Phật. Lọng thường được xem là biểu tượng của hoàng gia và có công dụng tránh được sức nóng của mặt trời. Trong Phật giáo, lọng có ý bảo vệ khỏi sự thiêu đốt của các lậu hoặc và thoát khỏi khổ đau. Khi tặng lọng báu cho ai ngụ ý cầu cho người đó luôn được Tam bảo che chở và gia bị.
- Song ngư (Golden Fish): Tượng trưng cho mắt của Phật. Trong Phật giáo, biểu tượng này chỉ cho người đang tu tập không sợ bị chìm trong biển khổ sanh tử như cá tự do bơi lội trong nước, nó cũng là biểu tượng của sự may mắn. Khi tặng cặp cá cho ai ngụ ý chúc người đó luôn may mắn, cát tường.
- Bình báu (Vase of treasures): Tượng trưng cho cổ của Phật. Bình báu được tin là đựng đầy vật quý và linh thiêng, cho dù có lấy ra bao nhiêu thì nó vẫn luôn đầy ắp trong bình. Khi ta thực hành hạnh bố thí và cúng dường thì các vật phẩm đó không mất đi mà chúng đã được chuyển vào bình báu vô lậu này. Ngoài ra, bình báu cũng tượng trưng cho trường thọ và giàu sang phú quý. Khi tặng bình báu cho người nào tức là ngụ ý cầu nguyện cho người đó trường thọ, giàu sang phú quý.
- Hoa sen (Lotus Flower): Tượng trưng cho lưỡi của Phật. Trong Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho bản tánh thanh tịnh, chân thật của chúng sanh, chỉ cho những hành giả tu tập đã vượt ra khỏi luân hồi để đi vào trạng thái thanh tịnh của sự giác ngộ.
- Tù và (Right-coiled Coach): Tượng trưng cho Pháp âm của Phật. Trong Phật giáo, vỏ ốc biển màu trắng có những xoắn theo chiều kim đồng hồ tượng trưng cho Chánh pháp của Đức Phật vang rộng, sâu và xa khắp muôn phương như âm thanh của nó, khiến cho chúng sanh nghe được liền thức tỉnh khỏi vô minh. Ngoài thế gian, vỏ ốc biển trắng tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực và sự tự chủ, âm thanh của nó xua đuổi tà ma, ngăn chặn thiên tai và làm cho các loài độc hại kinh sợ. Trong khóa lễ, nó vừa được sử dụng làm nhạc cụ, vừa dùng để đựng nước cúng dường.
- Nút trường cửu (Auspicious Drawing): Tượng trưng cho ý của Phật (từ bi và trí tuệ của Phật). Sự bện chặt của các dây chỉ cho sự kết nối chặt chẽ của các hiện tượng trong vũ trụ như một vòng khép kín của nhân và quả, nó tượng trưng cho sự thống nhất và hài hòa cân đối, sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ. Về mặt nhân quả thì quả thiện trong tương lai bắt nguồn từ nhân lành trong hiện tại. Vì nút cát tường tượng trưng cho sự kết nối, nên khi chọn nút thắt vô tận làm quà tặng thì ngụ ý rằng nút thắt này sẽ gắn kết người tặng và người được tặng với nhau.
- Cờ chiến thắng (Victory banner): Tượng trưng cho thân của Phật. Cờ chiến thắng tượng trưng cho sự chiến thắng ma vương của Đức Phật và sự chiến thắng tham ái, sân giận, sợ chết và lòng kiêu mạn. Khi tặng cờ chiến thắng cho ai nhằm cầu chúc cho người đó thành đạt trong cuộc sống và trên đường đạo.
- Bánh xe pháp luân (Dharma Wheel): Tượng trưng cho bàn chân của Phật. Bánh xe có 8 nan xe, tượng trưng cho Bát chánh đạo và sự diệu dụng của trí tuệ, giúp chấm dứt vô minh và đoạn tận khổ đau; trục bánh xe: tượng trưng cho sự rèn luyện trong khuôn khổ giới pháp, hỗ trợ cho tâm được ổn định; vành bánh xe: biểu thị cho sự kiểm soát và nhất tâm trong khi hành thiền, giống như vòng và nan bánh xe được giữ bởi trục của nó. Bánh xe pháp luân tượng trưng cho giáo pháp luôn được trao truyền và trải rộng khắp muôn phương.
2. Ứng dụng của họa tiết trang trí Phật giáo
Như đã nói ở trên, nghệ thuật Phật giáo được ứng dụng rất phổ biển trong kiến trúc và mỹ thuật. Những nét hoa văn, biểu tượng của Phật giáo không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa. Nếu như trước đây, hoạ tiết trang trí Phật giáo chỉ xuất hiện chủ yếu ở kiến trúc của các ngôi chùa, các bức tranh thì ngày nay với sự phát triển của mỹ thuật Phật giáo hiện đại, hoạ tiết trang trí Phật giáo đã xuất hiện dưới nhiều sản phẩm trang trí và hình thức khác nhau như:
- Trong trang trí: Các hoạ tiết Phật giáo được lấy cảm hứng và ứng dụng kết hợp với các sản phẩm nghệ thuật, sản xuất làm giấy dán tường, làm thành các sản phẩm trang trí có tính ứng dụng cao như tượng Phật trang trí, ấn, đế nến,..
- Trong nghệ thuật xăm mình: Bởi vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí Phật giáo cùng những ý nghĩa của những hình tượng này mà nhiều Phật tử đã quyết định xăm những hình ảnh này lên cơ thể như những bài học để ghi nhớ. Các mẫu hình xăm Phật giáo cũng rất đa dạng từ xăm mặt Phật, bàn tay Phật tới những hình xăm về Niết bàn. Ví dụ: Om là một biểu tượng tiếng Phạn nó định nghĩa là một từ dùng trong lời cầu nguyện “Om Mani Padme Hum” trong kinh tụng tín ngưỡng của tôn giáo Hindu. Om mang ý nghĩa tinh thần cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ bởi vì nó thể hiện một dòng chảy đẹp mắt với những đường cong như đang chuyển động, đại diện cho một chu kỳ đầy đủ của sự sống và cái chết. Các thế kỷ kinh sách tôn giáo cũ của Ấn Độ giáo xác định Om là nguồn gốc và bản chất của sự hiện hữu của toàn bộ vũ trụ. Chữ Om được tôn kính như là âm thanh đầu tiên của cuộc sống là một thiết kế đáng kính được sử dụng bởi nhiều nghệ sĩ xăm hình trên thế giới. Hình xăm Om có ý nghĩa là niềm tin của người mang trong tâm linh và tín ngưỡng.
Bên cạnh đó, một số hình xăm Phật giáo còn mang ý nghĩa cầu may mắn bình an và thường được thỉnh tại Thái Lan do chính các sư thầy có tiếng làm phép. Các hình xăm này thường là một đoạn trong kinh Phật bằng tiếng Phạn. Đây được coi là thứ ngôn ngữ tâm linh bí ẩn có tác dụng cực cao khi xăm lên mình. Một số các đoạn kinh văn phổ biến nhất bao gồm:
Những hình xăm này thường được xăm ở vai hoặc bắp tay và được nhiều ngôi sao lựa chọn như Angelina Jolie
3. 2 lỗi thường gặp khi sử dụng họa tiết trang trí Phật giáo
- Lạm dụng họa tiết trang trí Phật giáo: Không chỉ riêng với các hoạ tiết trang trí mà bất cứ thứ gì nếu bị lạm dụng sẽ có tác dụng ngược lại. Nhất là với một nghệ thuật có tính tâm linh, Om khuyên bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi quyết định sử dụng cho bất kì mục đích gì kể cả trang trí.
- Sử dụng họa tiết trang trí Phật giáo không phù hợp: Liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo, bạn không nên sử dụng hoạ tiết trang trí Phật giáo tuỳ tiện. Ví dụ nếu muốn sử dụng hoạ tiết Phật giáo hay các bức tượng Phật để trang trí nhà cửa, hãy chọn những nơi sạch sẽ như phòng ăn, phòng khách, lối lên cầu thang, bày trí ở nơi cao ráo, thể hiện sự tôn kính. Còn nếu muốn xăm một hình ảnh Phật, biểu tượng Phật lên da, hãy chọn những vị trí như vai, sau tai, cổ,.. những vị trí quan trọng trên cơ thể gần tim hay đầu thể hiện sự tôn trọng, tránh xăm ở những vị trí nhạy cảm để không phạm đến đạo cũng như văn hoá Á Đông
4. Mua sản phẩm có họa tiết trang trí Phật giáo ở đâu?
Hiện nay, tình trạng sử dụng vô tội vạ tượng Phật trong kiến trúc, thiết kế và phong thuỷ đã khiến một bộ phận Phật tử cảm thấy bất bình và việc sử dụng hoạ tiết trang trí Phật giáo hay trang trí tượng Phật trong nhà trở thành một xu hướng gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, như đã chia sẻ trong một số bài viết, mỗi loại tượng có công năng và cấu trúc khác nhau. Do vậy, nếu đang cần trang trí nhà cửa, phòng thiền, bàn làm việc,… bạn hãy lưu ý những điểm trên để chọn đúng tượng Phật phù hợp để trang trí.
Tượng Phật bình an, hạnh phúc của omhome
Đồng thời, với nhu cầu sử dụng tượng Phật trang trí nhà ở và sản phẩm có họa tiết trang trí Phật giáo tăng cao đã dẫn đến tình trạng các loại tượng kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng xuất hiện trên thị trường. Tuy có thể “nhìn đẹp” với giá có vẻ “mềm” hơn nhưng chưa chắc đã ngon-bổ-rẻ mà vì chất lượng thấp nên những sản phẩm này dễ dàng biến đổi theo thời gian, không bền, gây lãng phí lớn hơn, hoặc sai sót trong việc bày trí tượng Phật. Tự hào là thương hiệu hàng đầu cung cấp các sản phẩm trang trí tượng Phật tại Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam, Om Home có sẵn những mẫu tượng Phật để trang trí với nhiều hình tướng độc đáo và thẩm mỹ. Bạn hãy ghé qua mục “Sản phẩm” của website để tham khảo nhé!
Công ty TNHH Om Home là một công ty trẻ được thành lập từ ý tưởng đến trong thiền định và tu tập, bởi những người trẻ may mắn có được nhiều trải nghiệm, nhiều biến cố trong cuộc sống. Om Home ra đời là cái đan tay rất chặt của khối óc và trái tim, của tâm hồn và trí tuệ. Mỗi sản phẩm đều là kết tinh từ tình yêu, nghệ thuật và quá trình mài giũa chính mình của những người làm nghề.
Om Home – Bình yên bắt đầu từ không gian sống.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua fanpage Om Home hoặc hotline 0333.901.799 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
Đọc thêm các bài viết khác: Trang trí nhà theo phong cách Phật Giáo – Xu hướng năm 2021
—————————-
Om Home – Bình yên bắt đầu từ không gian sống.
#add: Nhà 22 Đường 31C, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
#inbox: m.me/OmHomeVietNam
#hotline – #zalo: 0333.901.799
#website: www.omhome.com.vn
#Instagram: instagram.com/omhome2020