Thiền định và đạo Phật

thiền định

Thiền định là gì

Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là “cột trụ” chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái “cột trụ” đó.  

thiền định

Tại Á Châu dưới một góc nhìn nào đó thì dường như Thiền học chỉ còn là một chiếc bóng mà thôi. Thật vậy, ngoại trừ Nhật bản và Hàn quốc – dù chỉ còn giữ được một mức độ nào – thì tại các nơi khác ở Á Châu, Thiền học tinh túy từ ngàn xưa có thể nói là không còn nữa. Dưới một góc nhìn bao quát hơn và nhất là tại các nước Á Châu theo Phật giáo Đại Thừa, việc tu tập dường như chỉ chú trọng đến nghi lễ. Trái lại Phật giáo Tây Phương quan tâm nhiều hơn đến việc thực hành, tức là việc luyện tập thiền định. Điều này cho thấy Phật giáo Tây Phương dù non trẻ, nhưng gần hơn với Dhamma (Đạo Pháp) của Đức Phật.

thiền định

Trong bài phỏng vấn ni sư Marie-Stella Boussemart do đài truyền hình Pháp thực hiện ngày 22 tháng 10 năm 2006 với chủ đề “Thiền định trong Phật giáo Tây Tạng”, bà có chia sẻ: “Chữ thiền định trước hết có nghĩa là: “Tập cho tâm thức quen dần”. Qua ý nghĩa bao quát này thì thiền định không nhất thiết là một phép luyện tập riêng của Phật giáo (thiền định là một phép luyện tập đã có từ trước Đức Phật với các đạo Vệ-đà và Bà-la-môn. Vào thời đại của Đức Phật nhiều vị thầy khác cũng từng giảng dạy về thiền định, và chính Đức Phật cũng đã từng theo học phép luyện tập này với một số các vị thầy nhưng không kết quả). Thiền định là một kỹ thuật luyện tập ngày càng phổ biến trên khắp thế giới ngày nay. Trong khuôn khổ Phật giáo thì thiền định là một phương pháp luyện tập tâm thức giúp nó quen dần với các chủ đề [suy nghiệm] nhằm mục đích biến cải chính nó, hoặc nếu nhìn xa hơn nữa thì đấy là cách tạo ra các điều kiện mang lại cho mình một sự tái sinh thuận lợi hơn, hoặc cũng có thể là một sự giải thoát vĩnh viễn khỏi cõi luân hồi (samsara), hoặc tốt hơn nữa – nếu có thể được – là sự Giác Ngộ của một vị Phật (đây là ba kết quả mang lại từ ba cấp bậc tu tập khác nhau: cấp bậc thứ nhất gồm những người mang chủ đích thấp, mong tái sinh trong các hoàn cảnh thuận lợi chẳng hạn như cõi “cực lạc”; cấp bậc thứ hai gồm những người mang chủ đích cao hơn nhằm giúp mình đạt được thể dạng của những vị Arahant/A-la-hán, có nghĩa là không còn tái sinh nữa; và sau hết là cấp bậc thứ ba gồm những người quyết tâm trở thành Phật hầu có thể cứu độ được thật nhiều chúng sinh.

thiền định

Trong đạo Phật, thiền là một phương tiện để phát triển tâm linh. Bản thân từ “Bhavana” trong tiếng Pali cũng có nghĩa là tu dưỡng, phát triển hoặc trau dồi, ám chỉ sự mở mang về tâm linh hay sự phát triển của tâm. 

thiền định

Thiền trong Phật giáo không chỉ hướng tới mục đích giúp tâm trí của ta tĩnh lặng mà còn là hướng đến sự thanh lọc, loại bỏ các phiền não trong tâm trí, những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ tham – sân – si – mạn – nghi. Ngoài ra, thiền trong phật giáo còn là để nuôi dưỡng, phát triển những đức tính tốt như lòng từ bi, sự tự tin, trí tuệ… giúp người thực hành đạt được trạng thái tinh thần tích cực, có được những hiểu biết mới về cuộc sống.

thiền định

Có hai phương thức chính trong thực hành thiền Phật giáo là thiền định và thiền quán. Trong đó:

  • Thiền định (thiền chỉ): Là cách tu tập để luyện tâm, mục đích hướng đến là sự bình an và tĩnh lặng trong tâm. Thiền định được thực hiện thông qua việc tập trung vào hơi thở của mình, tĩnh tâm để nhận thức về bản chất của các luồng suy nghĩ, hành động, diễn biến của sự vật, sự việc xung quanh mình. Người thực hành thiền định sẽ đạt được trạng thái hạnh phúc trong hiện tại; được thanh lọc tâm trí, cơ thể được giải phóng khỏi các phiền não.
  • Thiền quán (thiền tuệ/ thiền minh sát): Là cách thực hành hướng đến sự phát triển của trí tuệ và sự thông suốt về tâm linh. Bản thân từ “Vipassana Bhavana” – Thiền quán cũng có thể hiểu là “một cái nhìn sâu sắc vào tận sâu bên trong”.  Để thực hành thiền quán, cần phải đưa tâm vào trạng thái tĩnh lặng để quan sát, thấu hiểu sự vật, sự việc, hiện tại với tất cả sự chú tâm sâu sắc nhất. Thiền quán là sự kết nối sâu sắc của tâm và thân, là hành trình khám phá bản thân mình của mỗi cá nhân để thật sự hiểu mình tới tận gốc rễ. Thực hành thiền quán cuối cùng mục đích là để đạt tới sự hạnh phúc từ tâm trí, hướng đến sự cân bằng về trí tuệ, lòng từ bi và tình thương, không còn bị phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài tác động, chi phối.

Tuy mỗi cách thiền đều có những chức năng riêng nhưng trong thực hành, thiền định và thiền quán là hai phương pháp có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, hỗ trợ cho nhau trong suốt quá trình tu dưỡng về tâm linh, trí tuệ.    

Bạn đã biết về tượng Phật Trang trí?

Tự hào là thương hiệu hàng đầu cung cấp các sản phẩm trang trí tượng Phật tại Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam, Om Home có sẵn những mẫu tượng Phật trang trí phòng khách với nhiều hình tướng độc đáo và thẩm mỹ. Bạn hãy ghé qua mục “Sản phẩm” của website để tham khảo nhé!

Tượng Phật thiền trang trí của omhome

Công ty TNHH Om Home là một công ty trẻ được thành lập từ ý tưởng đến trong thiền định và tu tập, bởi những người trẻ may mắn có được nhiều trải nghiệm, nhiều biến cố trong cuộc sống. Om Home ra đời là cái đan tay rất chặt của khối óc và trái tim, của tâm hồn và trí tuệ. Mỗi sản phẩm đều là kết tinh từ tình yêu, nghệ thuật và quá trình mài giũa chính mình của những người làm nghề.

Om Home – Bình yên bắt đầu từ không gian sống.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua fanpage Om Home hoặc hotline 0333.901.799 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

Đọc thêm các bài viết khác: Nuôi dưỡng bình an & chữa lành bằng tâm linh

—————————-

Om Home – Bình yên bắt đầu từ không gian sống.

#add:  Nhà 22 Đường 31C, P.An Phú, Quận 2, TP.HCM.

#inbox: m.me/OmHomeVietNam

#hotline #zalo: 0333.901.799

#website: www.omhome.com.vn

#Instagram: https://www.instagram.com/omhome2020/?hl=en

 

4 thoughts on “Thiền định và đạo Phật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *