Nội dung bài viết
Trầm cảm, mầm mống của cái chết từ bên trong
Theo dữ liệu thống kê nhanh ở từng quốc gia trong báo cáo nghiên cứu thực địa toàn diện trong năm qua về chủ đề Rối loạn Trầm cảm Chủ yếu do KPMG, Johnson & Johnson, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu và những người phát ngôn thay mặt các bệnh nhân trên khắp Đông Nam Á thực hiện cho thấy tỷ lệ mắc Rối loạn trầm cảm chủ yếu (MDD) ở Việt Nam là 1,2% trên tổng số dân, tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm nặng có ý định tự tử (MDSI) ở những bệnh nhân Rối loạn trầm cảm chủ yếu là 21% và hầu hết trong độ tuổi từ 18 đến 30. Ngoài ra, người trên 70 tuổi được quan sát là có tỷ lệ trầm cảm cao nhất cả nước lên đến 5,9%.
Việt Nam hiện triển khai các chính sách sức khỏe tâm thần quốc gia, nhưng ngân sách dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng nhiều. Chỉ 1/3 người lao động có triệu chứng trầm cảm sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần (theo số liệu năm 2019). Đặc biệt, số lượng bác sĩ tâm thần được đào tạo ở mức 0.9 tính trên 100.000 dân, thấp hơn nhiều so với khuyến nghị của WHO (10/100.000).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 40.000 người Việt Nam tự tử do trầm cảm mỗi năm, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo chỉ là 4,9% vào năm 2020. Nguyên nhân là do các triệu chứng liên quan đến trầm cảm chưa được nhận biết. Một khả năng khác là người bệnh trầm cảm miễn cưỡng chấp nhận tình trạng bệnh, bởi vì họ tin trầm cảm không thể chữa trị được. Ngay cả khi họ biết rằng mình bị trầm cảm và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng họ không biết phải tìm đến đâu để được điều trị, đặc biệt là khi sống ngoài các thành phố lớn. Khi bệnh nhân tự tử, bác sĩ cấp cứu sẽ là người đầu tiên tiếp nhận, trong khi họ không quen thuộc với trầm cảm có ý định tự tử để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Vì sao bệnh trầm cảm xuất hiện ngày càng nhiều trong thời đại 4.0?
Sự ra đời của Internet đã tạo bước ngoặt của cả thế giới. Chỉ với một vài click chuột, chúng ta dễ dàng kết nối với nhau qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo, Tiktok.. Song, tưởng chừng những nền tảng giải trí vô hại và chỉ là đem đến những tiếng cười thì sự thật lại trái ngược hoàn toàn.
Nghiên cứu của Đại học Michigan năm 2015 đăng tải trên Healthline cho thấy, sự buồn chán, thất vọng ở người trẻ tỉ lệ thuận thời gian lang thang trên các mạng xã hội. Cuộc sống ảo nhưng nỗi buồn là thật. Sự xa hoa, giàu có được phô bày trên mạng xã hội dần trở thành chuẩn mực của nhiều người. Nhiều người cảm thấy mình thật thua kém, bất tài, không được như cô A anh B trên mạng.
Mạng xã hội phát triển cũng chính là mầm mống nảy sinh những vụ bắt nạt qua mạng. Từ bao giờ người ta coi tài khoản mạng xã hội là vũ khí để tấn công cá nhân và tập thể. Nhiều người dùng sẵn sàng buông những lời tục tĩu, chê bai nhan sắc của một người lạ, hùa theo chửi rủa một người không quen chỉ vì một dòng trạng thái chưa được kiểm chứng.
Mặt trái của mạng xã hội khiến nhiều người trẻ chọn cách thu mình lại, mất đi sự tự tin vốn có và thậm chí hoài nghi về những giá trị mà mình đang theo đuổi. Sống lâu trong sự u uất, chán nản, tuyệt vọng, mất kết nối, nhiều người trẻ dần rơi vào trầm cảm và rối loạn âu lo.
Người trẻ chết vì trầm cảm nhiều năm gần đây nhiều lắm, người ở độ tuổi trung niên cũng không thiếu. Trong thời đại 4.0, dưới áp lực ngày càng nhiều của cuộc sống, của công việc đã khiến đời sống tinh thần của nhiều người bị ảnh hưởng. Điểm qua những người nổi tiếng thôi, ta đã thấy cả một danh sách. Còn những người bình thường trong cuộc sống hàng ngày, bạn đâu có thể biết rõ được. Thế giới có hàng tỷ người, mỗi người đều có nỗi khó khăn, khổ sở riêng. Dù cho người giàu hay kẻ nghèo, mỗi con người đều có những nỗi niềm nhất định trong cuộc sống. Nhưng đa số chúng ta có thể vượt qua những triệu chứng của trầm cảm vì nó nhẹ nhàng và có hướng giải quyết rõ. Một bộ phận còn lại ngày càng lún sâu vào vũng lầy này, rồi một ngày không thể bước chân ra nổi, cuộc sống cứ một màu đen tối, đến cuối cùng họ chọn cái chết làm giải pháp cho cuộc đời mình.
Phải làm sao để giảm thiểu trầm cảm trong thời đại 4.0?
Hiện nay, cha mẹ thường chỉ chú ý đến sức khỏe thể chất của con, trong khi sức khỏe tinh thần không kém phần quan trọng. Vì sức khỏe tâm trí thể hiện qua tinh thần, chỉ khi các em đảm bảo sức khỏe tinh thần thì mới có sự thoải mái, bình yên trong thể chất và tâm hồn. Tinh thần bất ổn có thể dẫn đến bất an và dẫn đến các rối loạn tinh thần khác, dẫn đến việc không thể tập trung cho việc học được.
Vai trò của cha mẹ rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con cái. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có kiến thức để có thể hỗ trợ cho con nên vai trò của các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần ở nhà trường là rất cần thiết. Tuy nhiên, các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng điều này. Các hội thảo quốc tế về phòng ngừa khủng hoảng – hỗ trợ sức khỏe sinh viên cho biết, ít nhất phải có một chuyên gia tâm lý trên 1.000 sinh viên. Nhưng thực tế ở Việt Nam có đến hơn 2 triệu sinh viên mà số lượng chuyên gia tâm lý chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tượng Phật trang trí – Một cách để tìm về sự bình an
Tìm hiểu và áp dụng tượng Phật trang trí, tìm về sự bình an và làm mới không gián là liệu pháp được rất nhiều khách Om lựa chọn khi còn ở trạng thái trầm cảm nhẹ. Họ sẽ ngay lập tức thay đổi và tạo sự bình an tâm trí cho chính mình để thoát ngay khỏi trầm cảm.
Tự hào là thương hiệu hàng đầu cung cấp các sản phẩm trang trí tượng Phật tại Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam, Om Home có sẵn những mẫu tượng Phật trang trí phòng khách với nhiều hình tướng độc đáo và thẩm mỹ. Bạn hãy ghé qua mục “Sản phẩm” của website để tham khảo nhé!
Công ty TNHH Om Home là một công ty trẻ được thành lập từ ý tưởng đến trong thiền định và tu tập, bởi những người trẻ may mắn có được nhiều trải nghiệm, nhiều biến cố trong cuộc sống. Om Home ra đời là cái đan tay rất chặt của khối óc và trái tim, của tâm hồn và trí tuệ. Mỗi sản phẩm đều là kết tinh từ tình yêu, nghệ thuật và quá trình mài giũa chính mình của những người làm nghề.
Om Home – Bình yên bắt đầu từ không gian sống.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua fanpage Om Home hoặc hotline 0333.901.799 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
Đọc thêm các bài viết khác: Hiểu đúng về bệnh trầm cảm
—————————-
Om Home – Bình yên bắt đầu từ không gian sống.
#add: Nhà 22 Đường 31C, P.An Phú, Quận 2, TP.HCM.
#hotline – #zalo: 0333.901.799
#Instagram: https://www.instagram.com/omhome2020/?hl=en
Everything is very open with a precise clarification of the issues. It was truly informative. Your site is extremely helpful. Many thanks for sharing!
Itís difficult to find educated people about this subject, but you sound like you know what youíre talking about! Thanks
Great blog! This was extremely informative.
Look into my site: ei payday loans